Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Nano bạc trừ nấm Corticium salmonicolor gây ra bệnh nấm hồng trên cây cao su

Nano bạc trừ nấm Corticium salmonicolor gây ra bệnh nấm hồng trên cây cao su

Từ lâu loài người đã biết đến tác dụng sát khuẩn mạnh của bạc. Những chén bát, thìa nĩa, nồi niêu của người La Mã cổ, của các vua chúa phong kiến và ngay cả chiếc bi đông nhôm tráng bạc của các chiến sĩ giải phóng quân ở nước ta trước đây đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, tác dụng này không được ứng dụng rộng rãi vì nếu dùng bạc khối hay phủ bạc khối đều có giá thành rất cao.

Vài nét về nano bạc Trong những năm gần đây, công nghệ nano ra đời không những tạo nên bước nhảy đột phá trong ngành điện tử, tin học, y sinh học mà còn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như: gạc chữa bỏng được phủ nano bạc, nước rửa rau sống, chất diệt khuẩn khử mùi trong máy lạnh...

Từ hai năm nay, phòng thí nghiệm nano của trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng đang tập trung nghiên cứu sản xuất một số thuốc bảo vệ thực vật từ nano bạc và đã tạo nên được những sản phẩm trừ bệnh, trừ nấm phổ rộng, không độc
hại cho người, động vật và môi trường, không tạo nên các dòng vi khuẩn, nấm và vi rút kháng thuốc. Nano mét là một đơn vị đo lường chiều dài cực nhỏ, ký hiệu là nm, bằng 1 phần triệu mm. Qua các công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng, do sự tăng lên của nguyên tử bề mặt nên so với bạc khối, tác dụng sát khuẩn của các hạt bạc siêu nhỏ có kích thước nano được nhân lên gấp bội, 1 gam nano bạc có thể sát khuẩn cho hàng trăm mét vuông chất nền. Như chúng ta đã biết,
tất cả vi sinh vật đều sử dụng enzym để hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa oxy, trong khi đó các ion bạc đã phá hủy enzym làm cho vi sinh vật bị vô hiệu hóa và cuối cùng bị tiêu diệt.
  

Khuẩn lạc nấm C. salmonicolor trên các nồng độ nano bạc sau
cấy 8 ngày

Hiệu quả của nano bạc trong việc trừ nấm C. salmonicolor trên cây cao su Tại bộ môn Bảo vệ Thực vật/Viện NCCS VN,
nano bạc mới chỉ được thử nghiệm in vitro trong việc trừ nấm C. salmonicolor. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm cho thấy,  nano bạc có hiệu lực trừ nấm ở các nồng độ từ 20 ‐ 100 ppm ai. Sau 8 ngày được nuôi cấy trên môi trường thạch có pha lẫn nano bạc ở các nồng độ khác nhau, nấm C. salmonicolor phát triển rất chậm, kích thước khuẩn lạc chỉ đạt 1,6 ‐ 5,8 cm trong khi ở môi trường không có nano bạc (đối chứng) kích thước khuẩn lạc đạt đến 9 cm. Mức độ ức chế của nano bạc đối với sự phát triển nấm ở thời điểm này đạt 35,4 ‐ 81,9% (Bảng bên dưới). Trong đó, ức chế mạnh nhất là nồng độ 100 ppm (81,9%) và yếu nhất là 20 ppm (35,4%).  Kết quả phân tích thống kê cho thấy, có sự tương quan chặt chẽ giữa nồng độ nano bạc và mức độ ức chế sự phát triển của nấm (hệ số  tương quan r = 0,96). Dựa trên kết quả phân tích thống kê, hiệu lực trừ nấm của nano bạc đã được  xác định là ED50 = 27,16 ppm ai và theo Finney (1968) thì hiệu lực này đạt ở mức trung bình. Như vậy, việc sử dụng nano bạc để trị bệnh cho cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng đã phần nào khắc phục được những trở ngại hiện nay, đó là hạn chế sự ô nhiễm môi trường, an toàn cho người sử dụng và không gây ra sự kháng thuốc ở các loài vi sinh vật gây hại. 

Nguyễn Thái Hoan
(Trong bài viết có sử dụng tài liệu của Cục Chế biến,
Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối ‐ Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn).
đề tài  nghiên cứ tải về 



Mọi chi tiết xin liên hê mua sản phẩm: 
Mr: Lê Linh 
Số điện thoại: 01694113355 hoặc 0945575488
Email: chutinlamtrong@gmail.com 

website: 68mua.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét