Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Ứng dụng của bạc trong xử lý nước

Ứng dụng của bạc trong xử lý nước
Nano bạc hay còn gọi là Nano silver được khai thác và phát triển từ công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay, có khả năng làm sạch khuẩn an toàn, hiệu quả.
Với kích cỡ phân tử ở mức vi mô, chỉ từ 3 đến 5 nano mét, Nano bạc có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại theo nguyên tắc bao bọc trực tiếp tế bào của vi khuẩn và phá vỡ cấu trúc tế bào, từ đó, vô hiệu hóa sự phát triển của chúng. Thí nghiệm cho thấy khi cho tiếp xúc với Nano bạc trong khoảng thời gian ngắn chưa đầy 5 phút thì hầu hết các loại vi khuẩn sống (tồn tại trong môi trường sống bình thường) cũng không còn.
Nhờ những tính năng này, Nano bạc được xem là chất kháng khuẩn tự nhiên an toàn và hiệu quả. Hiệu quả trong việc làm sạch khuẩn của những sản phẩm có ứng dụng công nghệ Nano bạc đã được giới chuyên môn kiểm chứng và công nhận. Hơn nữa, những sản phẩm được ứng dụng công nghệ này không gây kích ứng cho người dùng và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - những đối tượng có sức đề kháng còn yếu...
Ứng dụng Công nghệ Nano bạc trong xử lý nước tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về tác dụng của ion bạc được sử dụng trong khâu khử trùng nguồn nước uống.
EPA đề nghị mức cho phép hiện tại trong nước uống là 100ppb và hầu hết các công ty cung cấp nước sạch đều sử dụng dưới mức giới hạn trong thiết kế bơm ion bạc với tỷ lệ là 60ppb.
Kết quả đã cho thấy, chỉ cần với 10ppb, các công ty đã có thể xử lý nguồn nước sạch và trong tương ứng với mức chi phí sử dụng với các chất khử trùng truyền thống như Clo. Qúa trình xử lý nước sạch nhờ sử dụng các ion bạc thuận lợi hơn rất nhiều so với cách làm truyền thống và nó giúp cho các doanh nghiệp giảm được phần lớn nguồn vốn cần thiết trong đầu vào đồng thời giúp người tiêu dùng cuối cùng có thể được giảm giá thành sử dụng nước sạch.
Theo Jeffrey Ellis - phụ tá của giáo sư hóa học tại Đại học Quốc tế Florida ở Miami, việc sử dụng bạc trong ngành công nghệ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải tại các doanh nghiệp đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Năm 2000, khoảng 5.3 triệu ounce (1 ounce = 28.349523 g), năm 2004 là 7,1 triệu ounce, năm 2006 là 8.1 triệu ounce bạc đã được sử dụng cho mục đích khử trùng nước.
Nước tinh khiết giúp cuộc sống thêm thuần khiết
Theo thống kê của một công ty cung cấp công nghệ lọc tại Mỹ, hiện nay hơn một nửa số công ty sản xuất chai nước giải khát đóng bình tại Mỹ đã sử dụng bạc để khử trùng nước. Hơn thế nữa, cộng đồng toàn cầu đang có xu hướng sử dụng bạc như một giải pháp an toàn và hiệu quả trong xử lý nước uống. Vừa qua, một hội thảo của Liên minh các nước châu Âu đã công bố dựa trên hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới về độ an toàn của bạc trong nước uống . Họ công bố rằng: “ Không cần thiết để quy định giới hạn của bạc trong công nghệ xử lý nước và sự có mặt của ion bạc trong nước uống không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe con người”.
Theo Ohido.vn

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

“Thủ phạm” làm tôm chết hàng loạt có thể là thuốc Cypermethrin

“Thủ phạm” làm tôm chết hàng loạt có thể là thuốc Cypermethrin


Bộ NNPTNT vừa chính thức công bố nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt trong thời gian qua tại ĐBSCL. Theo kết quả này, hoạt chất Cypermethrin có thể chính là “thủ phạm”.


TS. Nguyễn Văn Hảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II cho biết: Qua nghiên cứu đề tài Các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi ở ĐBSCL cho thấy, thuốc diệt giáp xác thuộc nhóm pyrethroid là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng hoại tử gan tuỵ.
Trong đó, hoạt chất Cypermethrin có thể là tác nhân vi sinh hoặc tác nhân độc làm cho tôm chết. Bởi qua điều tra và phân tích tại các ao nuôi không sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất Cypermethrin cũng có hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Trong 11/20 mẫu thu tại các ao này vẫn phát hiện ra Cypermethrin. Theo TS Hảo, điều này chứng tỏ, người dân không biết hoặc vô tình trong quá trình thay nước cho ao nuôi đã lấy nước từ các ao có sử dụng hoạt chất Cypermethrin hoặc sử dụng mà không biết.
Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết: “Kể từ tháng 3.2012, các sản phẩm có chứa Cypermethrin (cùng với Deltamethrin) đã bị cấm sử dụng và đưa ra khỏi ra khỏi Danh mục các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, Cypermethrin hiện vẫn được sử dụng ở trong nhiều lĩnh vực thú y, động vật trên cạn, trong y tế, và bảo vệ thực vật (BVTV), khiến việc kiểm soát tồn dư của Cypermethrin tại các vùng nuôi thủy sản hết sức khó khăn. Cũng theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, Cypermethrin là loại thuốc trừ sâu thông dụng được dùng phổ biến trên thế giới vì độc tính bình thường, khả năng phân hủy trong môi trường khá nhanh.
Để quản lý tốt hơn hoạt chất Cypermethrin, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng đề nghị Cục BVTV cần có nghiên cứu cụ thể để Hội đồng khoa học của Bộ sẽ đưa ra quyết định có cấm sử dụng này không. Trước mắt, đề nghị không cho đăng ký thương phẩm mới có hoạt chất này và trên các sản phẩm phải ghi rõ cấm không sử dụng nuôi trồng thủy sản.
 Nguồn http://danviet.vn